Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu



Một câu trong tiếng Anh bao gồm các thành phần sau đây

SUBJECT - VERB AS PREDICATE - COMPLEMENT - MODIFIER

(OBJECT)

DIRECT   INDIRECT

SUBJECT  có thể là một động từ nguyên thể, một VERB_ING, một đại từ, song nhiều nhất vẫn là một danh từ. Chúng bao giờ cũng đứng ở đầu câu, làm chủ ngữ và quyết định việc chia động từ. Vì là danh từ nên chúng liên quan đến những vấn đề sau:

Ex: Danh từ đếm được và không đếm được (Count noun/ Non - count noun)

Danh từ đếm được: Dùng được với số đếm, do đó nó có hình thái số ít, số nhiều. Nó dùng được với a hay với the.

Danh từ không đếm được: Không dùng được với số đếm, do đó nó không có hình thái số ít, số nhiều. Nó không thể dùng được với "a", còn "the" chỉ trong một số trường hợp đặc biệt.

Một số danh từ đếm được có hình thái số nhiều đặc biệt.

Một số danh từ đếm được có dạng số ít/ số nhiều như nhau chỉ phân biệt bằng  có "a" và không có "a"

Ex: an aircraft/ aircraft; a sheep/ sheep; a fish/ fish.

Một số các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water ... đối khi được dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các dạng, loại khác nhau của danh từ đó.

Ex: water à waters (Nước à những vũng nước)

Danh từ "time" nếu dùng với nghĩa là "thời gian" là không đếm được nhưng khi dùng với nghĩa là "thời đại" hay "số lần" là danh từ đếm được.

Ex: Ancient times (Những thời cổ đại) - Modern times (những thời hiện đại)


Một số từ không đếm được nên biết:

sand*, food*, meat*, water*, money*, news, measles (bệnh sởi), soap, mumps (bệnh quai bị), information, economics, physics, air, mathematics, politics, homework.

NOTE: advertising là danh từ không đếm được nhưng advertisement là danh từ đếm được, chỉ một quảng cáo cụ thể nào đó.

Việc xác định danh từ đếm được và không đếm được là hết sức quan trọng và thường là bước cơ bản mở đầu cho các bài nghe/ ngữ pháp của TOEFL.

tieng anh, hoc tieng anh, hoc tieng anh online, hoc tieng anh hieu qua, cach hoc tieng anh, ngu phap tieng anh, anh ngu, phuong phap hoc tieng anh, giao vien tieng anh, giao vien ban ngu, tai lieu hoc tieng anh, tai lieu tieng anh, luyen thi tieng anh, luyen thi ngoai ngu, tieng anh co ban, ngu phap cho nguoi moi bat dau, english time
Ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Quán từ không xác định "a" và "an"

Dùng "an" trước một danh từ bắt đầu bằng:

4 nguyên âm A, E, I, O.

2 bán nguyên âm U, Y. (uncle, unnatural, umbrella)

Những danh từ bắt đầu bằng "h" câm (an heir/ hour/ herbal (Adj: thảo mộc)/ honor)

Những từ mở đầu bằng một chữ viết tắt (an  S.O.S/ an M.P)

Lưu ý: Đứng trước một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/ universal/ union) (Europe, eulogy (lời ca ngợi), euphemism (lối nói trại), eucalyptus (cây khuynh diệp) )

Dùng "a" trước danh từ bắt đầu bằng một phụ âm.

Được dùng trước một danh từ không xác định về mặt vị trí/ tính chất/ đặc điểm hoặc được nhắc đến lần đầu tiên trong câu.

Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen.

Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như a/one hundred - a/one thousand.

Dùng trước "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share, a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).

Dùng với các đơn vị phân số như 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth.

Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4 times a day.

Dùng trước các danh từ số ít đếm được. trong các thán từ what a nice day/ such a long life.

A + Mr/ Mrs/ Ms + family name = một ông/ bà/ cô nào đó (không quen biết)
Quán từ xác định "The"
Dùng trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc được nhắc đến lần thứ hai trong câu.

The + danh từ + giới từ + danh từ

Ex: The girl in blue, the Gulf of Mexico.

Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only.

Ex: The only way, the best day.

Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên): In the 1990s


The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ

Ex: The man /to whom you have just spoken /is the chairman

Trước một danh từ ngụ ý chỉ một vật riêng biệt

Ex: She is in the (= her) garden

The  + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật

Ex: The whale = whales (loài cá voi), the deep-freeze (thức ăn đông lạnh)

Lưu ý: Nhưng đối với man khi mang nghĩa "loài người" tuyệt đối không được dùng the.

Ex: Since man lived on the earth (kể từ khi loài người sinh sống trên trái đất này)

Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội.

Ex: The small shopkeeper: Giới chủ tiệm nhỏ/ The top offcial: Giới quan chức cao cấp

The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều.

Ex: The old = The old people/ The unemployed/ The disabled are often very hard in their moving

The + tên các vùng/ khu vực đã nổi tiếng về mặt địa lý hoặc lịch sử

Ex: The Sahara (desert)/ The Siberia (tundra)/ The Normandic

The + East/ West/ South/ North + Danh từ

used as adjective

Ex: The North/ South Pole (Bắc/ Nam Cực), The East End of London (Khu đông Lôn Đôn)

Lưu ý: Nhưng không được dùng THE trước các từ này nếu nó đi liền với tên châu lục hoặc quốc gia: West Germany, North America...

The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông

Ex: The Back Choir/ The Philharmonique Philadelphia Orchestra/ The Beatles.

The + tên gọi các tờ báo (không tạp chíWink/ tàu biển/ các khinh khí cầu.

Ex: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg

The + họ một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà

Ex: The Smiths = Mr/ Mrs Smith and children

Ex: Dùng trước tên họ của một người để xác định người đó trong số những người trùng tên.

Không được dùng "the" trước các danh từ chỉ bữa ăn trong ngày trừ các trường hợp đặc biệt.

Ex: We ate breakfast at 8 am this morning

Ex: The dinner that you invited me last week were delecious.

Không được dùng "the" trước một số danh từ như home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, univercity v.v... khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính.

Ex: Students go to school everyday.

Ex: The patient was released from hospital.

Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính bắt buộc phải dùng "the".

Ex: Students go to the school for a class party.

Ex: The doctor left the hospital afterwork

Lưu ý: Trong American English, “Hospital” và “University” bắt buộc phải dùng với the

Ex: He was in the hospital (in hospital as a patient)

Ex: She was unhappy at the University (At University as a student)

Một số trường hợp đặc biệt:
Go to work = Go to the office.

To be at work

To be hard at work (làm việc chăm chỉ)

To be in office (đương nhiệm) To be out of office (Đã mãn nhiệm)

Go to sea = đi biển (như những thủy thủ)

Go to the sea = ra biển, thường để nghỉ

To be at the sea: ở gần biển

To be at sea (ở trên biển) trong một chuyến hải hành.

Go to town: Đi vào trung tâm/ Đi phố - To be in town (ở trung tâm) khi town là của người nói.


Bảng sử dụng "the" và không sử dụng "the" trong một số trường hợp điển hình

Có THE
Không THE
Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các hồ (ở số nhiều)
The Red Sea, the Atlantic Ocean, the Persian Gufl, the Great Lakes

Trước tên các dãy núi
The Rocky Mountains

Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trụ hoặc trên thế giới

The earth, the moon

The schools, colleges, universities + of + danh từ riêng
The University of Florida

the + số thứ tự + danh từ
The third chapter.

Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực với điều kiện tên khu vực đó phải được tính từ hoá
The Korean War (=> The Vietnamese economy)

Trước tên các nước có hai từ trở lên (ngoại trừ Great Britain)
The United States

Trước tên các nước được coi là một quần đảo hoặc một quần đảo
The Philipines, The Virgin Islands, The Hawaii

Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử
The Constitution, The Magna Carta

Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số
the Indians

Trước tên các môn học cụ thể
The Solid matter Physics

Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các nhạc cụ đó nói chung hoặc chơi các nhạc cụ đó.
The violin is difficult to play
Who is that on the piano
Trước tên một hồ
Lake Geneva

Trước tên một ngọn núi
Mount Vesuvius

Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao
Venus, Mars

Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng
Stetson University

Trước các danh từ đi cùng với một số đếm
Chapter three

Trước tên các nước mở đầu bằng New, một tính từ chỉ hướng hoặc chỉ có một từ
New Zealand, North Korean, France

Trước tên các lục địa, tỉnh, tiểu bang, thành phố, quận, huyện
Europe, Flor

Dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà

Ở sân bay, có một cậu bé chừng 5 tuổi hễ gặp cái gì cũng hỏi "what is it?" và được người bố đi cạnh trả lời "it's a chair", "it's a fan"..., khiến hành khách ai nấy không khỏi ngạc nhiên.
Đó là cách mà anh Trung dạy tiếng Anh cho con theo hướng dẫn trong một cuốn cẩm nang.
Người cha cho biết, ngày nào cũng vậy, buổi sáng trước khi bé Bo (5 tuổi) thức dậy và ban đêm trước khi lên giường đi ngủ, anh đều bật bản tin tiếng Anh đài VOA cho con nghe. Theo lý giải của anh, mặc dù cháu còn nhỏ chưa hiểu nhưng cứ cho bé nghe tiếng Anh như thế sẽ đi vào tiềm thức, giúp bé sau này học ngoại ngữ dễ dàng hơn.
"Tôi đúc kết từ kinh nghiệm của mình thời còn là sinh viên, suốt ngày mở radio tin tức hoặc những bài hát tiếng Anh bất hủ nghe. Làm như thế một phần giúp mình có cảm giác sống trong môi trường ngoại ngữ, một phần khi học những từ mình từng nghe cảm thấy rất dễ ghi nhớ", ông bố trẻ ở quận 3, TP HCM, chia sẻ.
Thêm vào đó, mỗi khi có dịp đưa con đi đây đó, anh Trung luôn khuyến khích bé đặt câu hỏi "what is it?" (cái gì vậy) và anh là người trả lời cho con. Đó là lý do khi lên máy bay cậu bé thấy cái gì lạ lẫm đều luôn miệng hỏi bố "what is it?".
Ảnh minh họa: Hoctienganhtre.
Ảnh minh họa: Hoctienganhtre.
Cho rằng học ngoại ngữ là phải theo đúng quy trình "nghe - nói - đọc - viết" nên chị Kiều (quận Bình Thạnh) thường mở nhạc tiếng Anh cho bé Kim nghe từ khi mới lọt lòng. Đến khi con lớn lên, chị còn mua thêm đĩa phim hoạt hình có phụ đề hoặc mở kênh phim hoạt hình tiếng Anh cho bé xem.
Thỉnh thoảng cả nhà có dịp đi sở thú, vợ chồng chị lại chỉ cho con gái nhận diện các con vật và gọi tên tiếng Anh như thế nào. Nhờ vậy mà từ năm 5 tuổi, dù chưa học ngoại ngữ bé Kim đã biết đếm số tiếng Anh từ 1 đến 100, hát được vài bài tiếng Anh và biết gọi tên một số con vật như: hổ (tiger), thỏ (rabbit), kiến (ant), mèo (cat)...
Mỗi lần đi đến đâu, bé Kim tỏ ra thích thú khi được giới thiệu hát tiếng Anh cho mọi người nghe. Mấy hôm trước, trong bữa tiệc mừng thọ ông bà nội, cô bé tự tin cất cao giọng phát âm rành rõi từng từ trong bài hát tập đếm "One, two, three, four, five, six, seven..." và được mọi người vỗ tay tán thưởng.
Ngồi vỗ nhịp tay theo lời con hát, chị Kiều hãnh diện kể: "Bài hát này ngày nào tôi cũng mở cho cháu nghe từ năm 2 tuổi đến giờ. Trẻ con học ngoại ngữ nhạy hơn người lớn mình nhiều. Tôi cũng hỏi một số bạn bè làm giáo viên thì họ bảo việc nghe tiếng Anh mặc dù các cháu còn nhỏ không hiểu nhưng cứ để bé nghe rồi từ từ mới cho học nói - đọc - viết là tốt nhất".
Hiện nay trên một số diễn đàn mạng, các bậc phụ huynh cũng chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà khá phong phú. Như thành viên có nick name TuanLinh kể: "Nghe một số người bạn giới thiệu, ban đầu tôi cho bé học từ vựng theo quyển Let's go. Chỉ học một hai từ thôi, sau đó tôi và cháu chơi trò hỏi đáp qua lại, tôi nói tiếng Anh bé đáp tiếng Việt và ngược lại. Làm như thế bé mau nhớ lắm. Thấy con thích hát, tôi cũng mở bài hát tiếng Anh cho cháu nghe đi nghe lại rồi hát theo".
Còn chị Thu Hiền thì áp dụng phương pháp "trực quan" bằng cách dán tên tiếng Anh lên toàn bộ các vật dụng trong nhà và dạy cho con đọc. Theo chị Hiền: "Trẻ con bị thu hút bởi hình ảnh nhiều hơn. Có thể bé không thể nhớ hết nhưng mỗi lần sử dụng chiếc cốc, đôi đũa, cái chén... đều nhìn thấy chữ tiếng Anh thì bé sẽ thuộc".
Trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này, thầy Phạm Tiến Dũng, công tác tại Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language school đánh giá cao việc phụ huynh Việt Nam ngày càng quan tâm đến trau dồi ngoại ngữ cho trẻ. Ông cho rằng điều đó là tốt, song các bậc cha mẹ cần phải lưu ý nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho các em tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Theo ông Dũng, có nhiều cách dạy tiếng Anh cho trẻ. Bố mẹ thấy phương pháp nào hiệu quả hơn thì áp dụng cho con mình chứ không nên cứng nhắc. Đồng thời khi dạy ngoại ngữ cho trẻ, không nên trừu tượng mà hãy dùng những hình ảnh trực quan sinh động, tức là cho bé xem phim hoạt hình phụ đề tiếng Anh hoặc hình ảnh con vật, đồ dùng ghi tiếng Anh, trẻ sẽ thích thú hơn.
"Trẻ con có khả năng bắt chước rất tốt, nhất là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với môi trường tiếng Anh. Tùy theo khả năng của con mà phụ huynh rành tiếng Anh có thể dạy cho trẻ hỏi một số mẫu câu cơ bản như: what is it, what's he doing... Sau khi trẻ hỏi, cha mẹ trả lời và ngược lại cha mẹ hỏi để bé trả lời", thầy nói.
Ngoài những cách cơ bản như cho trẻ nghe nhạc, xem phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh... phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp "Hi! BO" (tức là dạy ngoại ngữ lồng ghép trò chơi và giáo dục kỹ năng sống). Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà dạy những từ ngữ từ dễ đến khó. Cụ thể thầy Dũng gợi ý một số trường hợp như sau:
- Dạy bé tự bảo vệ bản thân: Khi thấy lửa (tiếng Anh là fire), bé phải biết dùng các dụng cụ dập lửa như nước (water), cát (sand) hoặc bình cứu hỏa (fire extinguisher)...
- Làm sao để nhận diện người lạ (stranger), khi có người lạ đến nhà hỏi thăm hoặc đến trường đón về bé phải làm thế nào...
- Nấu đồ ăn cần có những vật dụng, nguyên liệu nào. Ví dụ như: nồi cơm điện (cooker), muối (salt), đường (sugar)...
"Phương pháp này vừa giúp trẻ học ngoại ngữ vừa trang bị kỹ năng sống cơ bản nhất cho các em. Mỗi khi bé học được một từ nào thì cha mẹ nên thưởng để khích lệ. Hoặc mỗi lần bé đòi mua gì, muốn đi đâu chơi thì thỏa thuận gọi tên được một vật gì đó mới cho phép thì trẻ sẽ có động lực học hơn", thầy Dũng khuyên.
Thi Trân

Sáu nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ em

Dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học Tiếng Anh cho thiếu nhi. Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh thiếu nhi để việc dạy và học có hiệu quả.
1. Chơi hơn dạy.
Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.
Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp các em tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép.Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập
3. Học cụ hơn giáo trình.
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
Cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích các em nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.
Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
4. Nói nhiều hơn nghe-viết.
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn. Qua đó các em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.
Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
5. Bắt chước hơn ngữ pháp.
Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của các em, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
6. Vui hơn cho điểm.
Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.
Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh thiếu nhi như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh thiếu nhi để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em phải thực chất

Đã qua rồi thời học tiếng Anh với người nước ngoài là một thứ tốn kém, thậm chí “xa xỉ”. Hiện nay thị trường dạy tiếng Anh đang dần đi vào thực chất, khi chi phí và chất lượng cùng phải tìm được sự cân bằng và đáp ứng đúng nhu cầu của người học.

Trong xã hội hiện đại và hội nhập, ngày càng nhiều phụ huynh mong muốn con mình học tốt tiếng Anh và tìm mọi cách để thực hiện mong muốn đó. Tuy nhiên, việc tìm một cơ sở tốt giữa một "rừng" trung tâm tiếng Anh với vô vàn mức giá khác nhau trong khi chất lượng không được kiểm định rõ ràng là có đi đôi với chi phí hay không đã khiến không ít bậc phụ huynh lúng túng. 
Cháu Nguyễn Trung Hiếu - con chị Trần Phương My ở Định Công, Hà Nội năm nay chuẩn bị vào lớp một. Chưa vào năm học mới đã thấy chị tất tả đi lo tìm trung tâm tiếng Anh trẻ em để “bổ túc” cho con. Hỏi ra mới biết, cu Hiếu đã chắc một suất vào trường tiểu học điểm của thành phố, nhưng chị My không vì thế mà kém phần “bận rộn”. Chị tâm sự: “Trẻ con bây giờ được bố mẹ chăm chút ghê lắm, chúng nó nói tiếng Anh còn nhanh hơn tiếng Việt. Cu Hiếu nhà mình chưa được học tí tiếng Anh nào, lại ngồi vào lớp chọn toàn bạn giỏi, không lo đi học ngay khéo thằng bé không theo được các bạn”.
Tuy nhiên, hành trình đi tìm trung tâm tiếng Anh của chị My lại xem chừng không hề suôn sẻ. Nắm bắt được tâm lý của các quý phụ huynh, hàng loạt trung tâm tiếng Anh trẻ em thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Nội trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng trên đưới 50 trung tâm lớn nhỏ với chất lượng giảng dạy đa dạng. Tuy nhiên, có một điểm chung là hầu hết học phí đều ở mức “trên trời” - tức là số tiền bỏ ra so với lượng kiến thức trẻ thu nhận được xem chừng vẫn còn nhiều chênh lệch. Sau khi tham khảo bạn bè, chị My được giới thiệu đến một vài trung tâm tiếng Anh trẻ em được coi là uy tín nhất nhì Hà Nội hiện nay với mức học phí khoảng 25 USD/giờ. Chị My nhẩm tính tiền học cả khóa cho cu Hiếu gấp rưỡi tháng lương hiện tại của chị. “Rồi còn cả tiền sữa, tiền ăn, tiền học phí ở trường, tiền học thêm ở trường…, may mà mới chỉ có một đứa, chứ nhà 2 đứa rồi thì vợ chồng cày cuốc chắc chỉ đủ nuôi con” - chị My thở dài.
Làm một phép nhẩm tính đơn giản, chi phí thuê giáo viên bản ngữ có trình độ tương đối tốt hiện nay khoảng 25 USD/giờ, đứng lớp từ 10-15 học sinh. Một nhà đầu tư lâu năm trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh xin giấu tên cho hay vốn đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu của một trung tâm tiếng Anh chỉ rơi vào khoảng 200 - 300 triệu đồng. Tuy nhiên, trước nhu cầu học tiếng Anh quá lớn của người dân, số trung tâm tiếng Anh ít ỏi mở ra thời đầu đã vô hình trung đẩy mức học phí lên đến hàng chục USD/ giờ thành “mức giá sàn” nhằm tạo ra lợi nhuận cực cao.
 
Thị trường dạy tiếng Anh: Đi vào thực chất
Một buổi học ngoại khóa khi các học viên "nhí" tập làm người mua hàng nói tiếng Anh với thầy giáo người Anh của Trung tâm iSpeaking - nơi học phí ở mức hợp lý, chỉ 110 ngàn đồng/buổi.
Tâm lý chung của phụ huynh đều không muốn con mình “kém bạn kèm bè”, tuy nhiên chưa hẳn quan niệm cố hữu “tiền nào của nấy” đã là hoàn toàn đúng đắn. Đồng ý rằng “tiền cao” thì chất lượng cũng cần phải tương xứng nhưng điều này không có nghĩa là con bà A học ở trung tâm X học phí chục triệu sẽ chắc chắn giỏi hơn con bà B học ở trung tâm Y học phí vài trăm. Quan trọng là, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ và chọn lựa được những cơ sở giáo dục có mức học phí cũng như chất lượng giảng dạy phù hợp với con em mình cũng như hầu bao của mình. Trở thành phụ huynh đầu tư thông minh cho con cái chắc chắn là một lựa chọn khôn ngoan trong thời kỳ bão giá hiện nay. 
Theo dan tri

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Dạy tiếng anh online có hiệu quả không ?

Em muốn hỏi giờ trên mạng có rất nhiều trang web dạy tiếng anh,e giờ đi làm nên không có thời gian để theo các lớp học tại trung tâm,vậy e muốn hỏi e tự học trên các trang web thì có thể học tốt, nói thành thạo Tiếng Anh được không?


Để học thành công tiếng Anh, bạn nên xem việc học là một quá trình tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng, bạn cứ tích lũy mãi đến một lúc nào đó khi đã tích lũy đúng và rèn luyện đủ thì bạn và người khác nhận ra mình đã có thể gọi là giỏi tiếng Anh. Mỗi trang web, mỗi giáo trình đều có cái hay riêng cho bạn học hỏi. Không website hay giáo trình hay khóa học nào là đầy đủ cả đâu. Tuy nhiên, để tự học thành công tiếng Anh thì nền tảng cơ bản ban đầu là cực kỳ quan trọng. Giáo viên tiếng Anh như chúng tôi ngày xưa cũng không đi học trung tâm nhưng vì là học sinh chuyên Anh từ lớp 6 nên được học cơ bản tốt với giáo viên Việt Nam giỏi. Từ đó, chúng tôi áp dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, kết bạn với người bản xứ, giao dịch với họ trong nhiều năm, vừa thực hành những gì đã học, vừa học hỏi thêm kiến thức mới trong những năm như vậy để rồi sử dụng tiếng Anh thành thạo lúc nào không hay. Bạn cũng có thể làm được, miễn là bạn chịu xây dựng nền tảng ban đầu cho đúng và cho tốt. Có thể không cần học trung tâm nhưng học trên mạng cũng phải chọn những website nào có giáo viên giỏi đằng sau, có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần. Nếu có trao đổi thì nên trao đổi trực tiếp với giáo viên, tránh trường hợp học sai kiến thức từ bạn bè. Là giáo viên, chúng tôi phát hiện nhiều giáo viên Việt Nam còn dạy sai huống hồ là người học với nhau. Chưa kể có khi người học tự hiểu sai nghĩa tiếng Việt của từ  tiếng Anh do tiếng Việt cũng như tiếng Anh, có rất nhiều từ đa nghĩa. Một khi học sai và dùng sai nhiều lâu ngày thành thói quen xấu rất khó sửa.
Quan trọng nhất là ngay khi đã có cơ bản tạm ổn,  bạn phải sử dụng tiếng Anh thường xuyên, không sợ phạm lỗi, có ý thức tự phát hiện và sửa lỗi để cải thiện kiến thức của mình. Chúc bạn bền chí và học thành công.